Kiểm soát côn trùng, dịch hại bào gồm các đối tượng phải kiểm soát như sau:
– Ruồi: nhặng, ruồi trâu, ruồi xanh…
– Muỗi: muỗi vằn, muỗi adophen….
– Kiến: kiến hôi, kiến lửa, kiến cánh, kiến cao cẳng, kiến ba khoang…
– Mối cánh
– Gián: gián đức,gián mỹ, gian nhà,gián châu Á gián xám…
– Các loài côn trung bay, con trùng bò khác
– Chuột: chuột cống, chuột chù, chuột nhắt…
– Rắn, thằn lằn, rắn mối…
THAM KHẢO MỘT SSOP CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẢI SẢN NHƯ SAU:
KIỂM SOÁT ĐỘNG VẬT GÂY HẠI SSOP
1 . YÊU CẦU :
Không có động vật gây hại và côn trùng trong phân xưởng sản xuất, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
2 . ĐIỀU KIỆN HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY:
– Tất cả các cửa thông ra ngoài phân xưởng đều có rèm nhựa chắn các loại côn trùng xâm nhập vào phân xưởng.
– Các hệ thống cống rãnh thông ra ngoài phân xưởng đều có các lưới che chắn để ngăn chặn động vật xâm nhập vào phân xưởng.
– Tại các cửa ra vào phân xưởng đều bố trí đèn diệt côn trùng, hoạt động liên tục.
– Xung quanh phân xưởng có bố trí hệ thống bẫy chuột như trên sơ đồ bẫy chuột.
3 .CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ:
– Tiến hành các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác vào phân xưởng sản xuất.
– Các cửa từ trong phân xưởng thông ra ngoài luôn được đóng kín và mắc một rèm nhựa để ngăn chặn ruồi và côn trùng vào phân xưởng.
– Hàng ngày người được phân công phải vệ sinh và kiểm tra tình trạng hoạt động của đèn diệt côn trùng.
– Có chương trình đặt bẫy chuột để ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào phân xưởng.
– Xung quanh phân xưởng được xịt ruồi một tháng hai lần vào ngày nghỉ ca hoặc vào cuối ngày sản xuất. Hóa chất sử dụng phải trong danh mục các loại hóa chất được phép sử dụng của Bộ Y Tế.
– Loại bỏ các khu vực ẩn nấp của côn trùng, động vật gặm nhấm hay các động vật khác bên trong cũng như bên ngoài phân xưởng sản xuất, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào phân xưởng sản xuất.
4 . GIÁM SÁT VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM :
– QC chuyên trách sẽ giám sát việc kiểm soát động vật gây hại như kế hoạch đã đề ra ( Bẫy chuột : tuần 03 lần ; phun thuốc diệt côn trùng: tháng 02 lần). Kết quả giám sát được ghi vào Biểu mẫu theo dõi hoạt động bẫy chuột (CL – SSOP – BM10, Báo cáo diệt côn trùng ngoài phân xưởng (CL- SSOP – BM 11).
– Mọi bổ sung, sửa đổi qui phạm này phải được Ban Giám Đốc phê duyệt.
5 . HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA :
Khi phát hiện trong phân xưởng có dấu hiệu về sự có mặt của côn trùng hay động vật gây hại thì lập tức có biện pháp tiêu diệt ngay và kiểm tra lại toàn bộ hệ thống ngăn chặn côn trùng và động vậy gây hại, nếu thấy không còn phù hợp phải thay đổi ngay kế hoạch.
6 . THẨM TRA :
– Hồ sơ ghi chép việc thực hiện qui phạm này được Đội trưởng Đội HACCP hoặc Trưởng, Phó Ban điều hành sản xuất(thành viên Đội HACCP) thẩm tra.
7 . HỒ SƠ LƯU TRỮ :
– Sơ đồ bẫy chuột.
– Kế hoạch đặt bẫy chuột.
– Biểu mẫu theo dõi hoạt động bẫy chuột (CL – SSOP – BM 10).
– Báo cáo diệt côn trùng ngoài phân xưởng (CL- SSOP – BM 11).
Tất cả các hồ sơ ghi chép về việc kiểm soát động vật gây hại đã được thẩm tra phải được lưu giữ trong bộ hồ sơ SSOP của Công ty ít nhất 2 năm.
Ngày 27/ 07 /2019
Người phê duyệt